Giao lưu trực tuyến - Nhiều câu hỏi "nóng" về thiết bị GSHT được giải đápBuổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Quản lý, sử dụng thiết bị Giám sát Hành trình kéo giảm TNGT vừa kết thúc các đây ít phút. Sau hơn 2 giờ, các chuyên gia đã trả lời nhiều câu hỏi "nóng" liên quan đến việc quản lý, sử dụng thiết bị GSHT. Đại diện Ban Biên tập Báo Giao thông tặng hoa các đại biểu khách mời tham gia buổi tọạ đàm và giao lưu trực tuyến Tham gia tọa đàm và giao lưu có khách mời: - Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGTQG; - Ông Khuất Việt Hùng, Q.Vụ trưởng Vụ Vận tải; - Ông Nguyễn Văn Ích, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học- Công nghệ; - Ông Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT; - Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN; - Ông Nguyễn Việt Triều, Phó tổng GĐ Tổng công ty Vận tải Hà Nội; - Ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh; - Ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư công nghệ số Việt Nam. >> Trần Mai Phương, Ý Yên, Nam Định "Nếu không lắp đặt thiết bị GSHT sẽ bị xử phạt thế nào, ai là người xử phạt?” Thanh tra Bộ GTVT Ông Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT Theo quy định tại Nghị định 34 ngày
2/4/2010 và Nghị định 71 sửa đổi Nghị định 34 ngày 9/9/2012 và theo Nghị định
91 của Chính phủ thì các phương tiện bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát
hành trình gồm 4 loại: Xe buýt, xe vận tải hành khách tuyến cố định, các loại
xe chở khách theo hợp đồng và xe container. Nếu 4 loại phương tiện này không lắp thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp nhưng không hoạt động hoặc lắp nhưng không theo quy chuẩn thì sẽ bị phạt. Thời gian bắt đầu xử phạt từ 1/7/2013. Mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng. Thẩm quyền xử phạt: Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng cảnh sát và thanh tra giao thông. Thưa ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT QG, muốn giám sát ATGT của doanh nghiệp vận tải thông qua thiết bị GSHT phải có được dữ liệu từ thiết bị này. Vậy, theo các quy định hiện hành, cơ quan chức năng đã có thẩm quyền để trích xuất những thông tin từ thiết bị GSHT của các doanh nghiệp vận tải hay chưa? Và lực lượng nào sẽ được giao làm nhiệm vụ này? Ủy ban ATGT QG Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT QG Hiện cả nước có 48.000 xe trong diện phải lắp đặt thiết bị GSHT. Theo các quy định hiện hành, cơ quan chức năng đã có đủ thẩm quyền để trích xuất những thông tin từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) của các đơn vị vận tải. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chỉ chích xuất các thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông theo quy định gồm: thông tin về xe, lái xe; hành trình của xe; tốc độ vận hành; số lần, số thời gian dừng đỗ; số lần và số thời gian mở cửa xe; thời gian lái xe liên tục. Các cơ quan chức năng sẽ không trích xuất những thông tin liên quan đến quản lý kinh doanh nội bộ. Trước mắt Bộ GTVT, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đang đặt hàng một số doanh nghiệp sản xuất phần mềm tạo ra một phần mềm tự động truy cập thông tin, tổng hợp báo cáo hàng ngày về các xe vi phạm về tốc độ. Từ 1-7 đến 30-9 sẽ tổ chức chiến dịch, trong đó sẽ lấy tốc độ khai thác từ thiết bị GSHT để chấn chỉnh doanh nghiệp. Nếu không có gì thay đổi, ngày 15-6 tới đây sẽ có bản chạy thử và từ 1-7, chúng tôi sẽ cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về số lượng các xe vi phạm trong ngày, những xe nào, của doanh nghiệp nào, mức độ vi phạm ra sao. >> Nguyễn Văn Đức, Hải Phòng Những thông tin trích xuất từ thiết bị GSHT nếu phát hiện vi phạm ATGT thì được xử lý thế nào? Ủy ban ATGT QGÔng Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT QG Theo quy định, những lỗi có thể xử phạt là chạy quá tốc độ, vi phạm số lượng mở cửa xe, lái xe quá 4 giờ liên tục và quá 10 giờ trong một ngày… Tuy nhiên, những lỗi trên nếu được phát hiện từ thiết bị GSHT thì chưa bị xử
phạt do chưa đủ cơ sở pháp lý. Hiện nay, trong các văn bản QPPL chưa có quy
định thiết bị GSHT là công cụ dùng trong sử phạt vi phạm hành chính. Nếu muốn
xử phạt phải bổ sung vào nhiều văn bản QPPL khác. Mặc dù chưa thể xử phạt hành
chính các vi phạm này, nhưng theo các quy định hiện nay thì các cơ quan quản lý
nhà nước đặc biệt là các sở GTVT đã có đủ cơ sở để xử lý các vi phạm về tốc độ.
Từ 1-7 tới đây, khi một doanh nghiệp có 20% số xe vi phạm tốc độ sẽ bị tước
giấy phép kinh doanh. >> Mai Văn Hoàng, Cái Bè, Tiền Giang Việc xử phạt vi phạm về lắp đặt và khai thác thiết bị GSHT từ 1/7 tới đây có bị trì hoãn nữa không? Thanh tra Bộ GTVTÔng Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT Hiện nay Bộ trưởng Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các sở GTVT tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp vận tải để bổ sung những vấn đề còn tồn tại như các thiết bị không hợp chuẩn, những thiết bị chưa trích xuất được các dữ liệu cần thiết, bộ phận theo dõi ATGT chưa thực hiện chức năng theo dõi, tổng hợp các dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình đặc biệt là chỉ đạo sở GTVT mua sắm các thiết bị như máy vi tính, máy in cầm tay, tổ chức tập huấn cho lực lượng thanh tra giao thông để có đủ điều kiện năng lực triển khai việc xử lý vi phạm về các phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình mà không lắp, hoặc có lắp nhưng không hoạt động hoặc lắp không theo đúng quy chuẩn. Như vậy, Bộ trưởng Bộ GTVT đã thể hiện chính kiến của mình là kiên quyết chỉ đạo xử lý vi phạm về hành vi này theo đúng quy định của Nghị định 71 và sẽ xử phạt vào ngày 1/7. >> Hoàng Văn Trường, Văn Yên, Yên Bái Thiết bị GSHT bản thân nó chỉ là thiết bị để
giúp DN quản lý hoạt động của phương tiện, tại sao chúng ta lại kỳ vọng nó sẽ
giúp giảm TNGT? Vụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Như chúng ta đã biết, 80% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ những hành vi vi phạm luật lệ giao thông của người lái xe, đặc biệt là hành vi chạy xe quá tốc độ quy định, lái xe trong tình trạng sức khỏe thần kinh không đảm bảo như mệt mỏi, buồn ngủ, có sử dụng chất kích thích thần kinh. Thiết bị giám sát hành trình có khả năng theo dõi, ghi nhận hành trình đi lại,
vị trí dừng đỗ, vận tốc xe chạy, thời gian lái xe liên tục của người lái xe và
nhiều thông tin khác vì vậy, khi doanh nghiệp sử dụng thiết bị giám sát hành
trình để quản lý và theo dõi phương tiện thì có khả năng giám sát được trạng
thái hoạt động trên đường của phương tiện và lái xe, từ đó có thể ra các quyết
định về đảm bảo an toàn giao thông như: cảnh báo cho lái xe khi có hiện tượng
vượt vận tốc quy định, thời gian lái xe liên tục dài hơn quy định, dừng đỗ xe
không đúng nơi quy định,... theo quy định tại quy chuẩn số 31 của Bộ GTVT thì
các thiết bị giám sát hành trình phải có khả năng phát tín hiệu cảnh báo bằng
âm thanhkhi phương tiện vượt quá tốc độ quy định hoặc thời gian lái xe liên tục
vượt quá 4 giờ. Đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông thì khi tích hợp thông
tin từ thiết bị giám sát hành trình thì có thể xác định được tình trạng vi phạm
các quy định về vận tốc, về hành trình, về thời gian lái xe liên tục của người
lái xe, của tất cả các phương tiện thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã để ra các
quyết định xử lý vi phạm đối với cá nhân người lái xe hay với doanh nghiệp, hợp
tác xã,... Đây chính là chức năng hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu
tai nạn giao thông của thiết bị giám sát hành trình >> Nam Phương, Gia Lâm, Hà Nội Được biết, đợt thanh tra về lắp đặt và sử dụng
thiết bị GSHT do Thanh thanh Bộ GTVT tiến hành, Bình Anh và Công nghệ số là 2
doanh nghiệp không có vi phạm. Tuy nhiên, các anh có cam kết đảm bảo các thiết
bị của mình đạt chất lượng không? Công ty Công nghệ số VN Ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH
đầu tư công nghệ số Việt Nam Ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh: Kết quả thanh tra đợt 1 gồm 11 đơn vị cung cấp TBGSHT thì có hai đơn vị đạt là Công ty Bình Anh và Công ty Công Nghệ Số Việt Nam, 3 đơn vị thu hồi, 2 đơn vị Bộ cho phép 2 tháng khắc phục, các đơn vị còn lại thì Bộ đang thu thập thêm kết quả để xử lý. Các sản phẩm của chúng tôi đều đảm bảo chất lượng và công tác bảo hành thiết bị được thực hiện khá tốt,nhiều tỉnh không có trụ sở chi nhánh thì chúng tôi tuyển và đào tạo nhận sự bảo hành tại địa phương để công tác bảo hành được nhanh chóng. Tuy nhiên sản phẩm điện tử lại lắp đặt trong môi trường khá khốc liệt về các vấn đề: rung xóc, nhiệt độ, độ ẩm, kể cả bị lái xe tác động, thậm chí có những thiết bị bị tác động bởi lái phụ xe bơm hóa chất vào làm hỏng bản mạch nên ko tránh khỏi. Qua công tác kiểm tra rà soát chúng tôi nhận thấy: rất nhiều lỗi đang thuộc về người sử dụng đang mắc phải, tôi chia sẻ một số lỗi thường gặp từ phía người sử dụng: + Khi thiết bị lỗi nhưng không chủ động liên hệ nhà cung cấp để bảo hành nhất là các HTX. Thậm chí chúng tôi phát hiện được lỗi liên hệ để bảo hành nhiều lần nhưng một số khách hàng không hợp tác, không bố trí điều xe... +Không đóng phí dịch vụ máy chủ và simcard để duy trì hệ thống cho dù chúng tôi đã liên hệ, công văn thông báo hết hạn đóng phí dịch vụ duy trì. + Vận hành thiết bị không đúng theo hướng dẫn sử dụng như: không thay đổi thông tin tài xế... + Thiết bị đã hợp chuẩn, quy định về việc lắp đặt đúng chuẩn thì Bộ đã có thông báo 468/TB-BGTVT cách đây 10 tháng nhưng nhiều khách hàng không phối hợp thực hiện, chưa ý thức được tầm quan trọng cho dù chúng tôi đã thông báo nhiều lần và cũng có chính sách hỗ trợ chia sẻ khó khăn với khách hàng. Thông báo 468/TB-BGTVT có quy định rõ: lắp đặt thiết bị có cổng máy in, đèn trạng thái, bảng hướng dẫn phải được đặt tại vị trí dễ thao tác và quan sát. Phía cty Bình Anh sẵn sàng thường trực đường dây nóng 0436425009, 0986448833-0985879595 để hỗ trợ khách hàng. >> Nguyễn Văn Đức, Hải Phòng Vừa rồi đọc báo tôi thấy 3 nhà cung cấp thiết bị GSHT bị rút giấy phép, trong đó có một đơn vị đang cung cấp thiết bị cho DN của chúng tôi. Tôi đã gọi điện tới nhà cung cấp nhưng không thấy ai trả lời. Giờ tôi rất lo lắng không biết phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình? Vụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Đề nghị anh kiểm tra lại các quy định về bảo trì và duy tri dịch vụ quản lý thiết bị giám sát hành trình trong hợp đồng giữa đơn vị của ông với đơn vị cung cấp thiết bị GSHT để yêu cầu thực hiện theo hợp đồng. Trong trường hợp đơn vị này không thể liên hệ được, đề nghị anh có văn bản gửi đến Sở GTVT địa phương để báo cáo và có gửi một bản tới Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội để yêu cầu hỗ trợ giải quyết. Ông cũng có thể liên hệ với một trong số các công ty cung cấp thiết bị Giám sát hành trình như EPOSI, Bình Anh, Vinh Hiển,.... để yêu cầu họ hỗ trợ. Các doanh nghiệp này có chính sách miễn phí hoặc giảm giá lắp đặt thiết bị GSHT chho những người có hoàn cảnh như ông. >> Nguyễn Văn Đức, Hải
Phòng Tôi là chủ phương tiện của một hợp tác xã vận tải khách đã lắp thiết bị GSHT nhưng có thể nói là chưa khai thác gì mà lắp đặt chỉ để không bị xử phạt. Vậy xin hỏi kinh nghiệm quản lý khái thác thiết bị này của DN đối với hoạt động vận tải? Tổng công ty Vận tải HN Ông Nguyễn Việt Triều, Phó tổng GĐ Tổng công ty Vận tải Hà Nội
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện vận tải của Tổng
công ty vận tải Hà Nội đã được lãnh đạo Tổng công ty có chủ trương từ rất sớm
và TCT chúng tôi đã lắp đặt thiết bị này thử nghiệm từ năm 2004, và lắp đặt
chính thức trên toàn bộ xe buýt từ năm 2007. >> Nguyễn Thu Hương, Hà Nội Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều lắp đặt thiết bị GPS để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi việc lắp đặt thiết bị cho một số lượng xe lớn, doanh nghiệp không có kinh phí (trong bối cảnh khó khủng hoảng kinh tế) nên họ thường lắp chịu ( trả tiền như thuê bao điện thoại). Và đây chính là kẽ hở, người bán thì cung cấp thiết bị không đảm bảo chất lượng, người mua thì chỉ cần có để đối phó. Đương nhiên, hiệu quả của thiết bị không cao, khi kiểm tra theo chiến dịch thì tốt, xong lại đâu vào đó. Nên chăng có giải pháp lắp đặt thiết bị luôn cho các xe khách ngay từ khi sản xuất lắp ráp ô tô ( xe gia đình cũng cần thiết để quản lý và để xử lý nếu không may xảy ra sự cố). Việc này cũng để tránh tình trạng "thò ra thụt vào" lùi lên lùi xuống thời hạn bắt buộc mà Bộ GTVT vẫn làm lâu na Vụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT
Theo như kinh nghiệm áp dụng thiết bị GSHT ở Việt Nam và các nước thì việc sử
dụng thiết bị giám sát hành trình giúp tiết kiệm từ 15% đến 25% tổng chi phí
của doanh nghiệp vận tải, bao gồm chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng sửa chữa, chi
phí do tai nạn, chi phí do bị xử phạt vi phạm luật lệ giao thông,... >> Hoàng Văn Trường, Văn Yên, Yên Bái Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhiều
sản phẩm thiết bị GSHT, với nhiều tính năng và mức giá khác nhau. Vậy một thiết
bị GSHT phải đạt tối thiểu những tiêu chí kỹ thuật nào? Ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh Thiết bị GSHT theo tiêu chuẩn của QC31 đảm bảo được 6 tiêu chí cơ bản: thông tin xe và lái xe, hành trình xe, tốc độ vận hành của xe, số lần và thời gian dừng đỗ, số lần và thời gian đóng mở cửa xe, thời gian lái xe. -Về phần cứng, thiết bị phải đảm bảo 1 số bộ phận như: cổng kết nối máy in, máy tính; khi kết nối máy in chiết xuất ra được kết quả; thiết bị có đèn báo trạng thái; còi cảnh báo; bảng hướng dẫn sử dụng; trên thiết bị ghi rõ dấu hợp quy của BGT và kiểu loại thiêt bị... -Quan trọng nhất: thiết bị phải đúng với mẫu mà doanh nghiệp cung cấp tbgsht đã đăng ký lên BGT. Vì vậy tôi kiến nghị BGT công bố rộng rãi hình ảnh sản phẩm lên web của BGT để các doanh nghiệp vận tải biết, tránh việc cắt xét các bộ phận hay đăng ký 1 mẫu nhưng bán ra thị trường thiết bị hoàn toàn khác -Tuy nhiên cùng phải nói rằng việc các doanh nghiệp thực hiện lắp thiết bị giám sát hành trình là một phần đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý, nhưng các doanh nghiệp cũng thấy đây là việc áp dụng công nghệ vào quản lý, tăng thêm hiệu quả hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp Ông Đỗ Mạnh Hùng GĐ công ty TNHH Đầu tư công Nghệ Số Việt Nam: Cũng thông qua buổi tọa đàm này chúng tôi cũng kiến nghị lên Bộ GTVT sau cuộc thanh kiểm tra này cần công bố rộng rãi cũng như tuyên truyền đến các Sở và các doanh nghiệp vận tải biết được các công ty được Bộ GTVT thanh tra đạt chất lượng qua đợt kiểm tra và các tiêu chí cơ bản để nhận biết được 1 TBGSHT đạt chuẩn. Bởi vì hiện nay các doanh nghiệp biết rất ít hoặc chưa hiểu hết về TBGSHT nhất là trong bối cảnh thị trường đang “vàng thau lẫn lộn”. Khuyến cáo các DN vận tải phải tìm hiểu kỹ về thông tin thiết bị cũng như các chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp tránh mất tiền oan cho những sản phẩm không đạt chuẩn. >> Phương, Đông Triều, quảng ninh Hiệp hội vận tải ô tô VN sẽ làm gì để triển khai thiết bị GSHT rộng khắp tới các DN? Hiệp hội Vận tải VN Ông Nguyễn Văn Thanh,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Hiệp hội vận tải ô tô VN đã có văn bản gửi tới các Hiệp hội địa phương để hướng
dẫn các hội viên nghiêm chỉnh chấp hành việc lắp đặt thiết bị GSHT theo đúng
quy định của pháp luật. Các DN lắp đặt thiết bị GSHT là hội viên của Hiệp
hội vận tải ô tô VN phải giới thiệu, tiếp cận tích cực các DN vận tải tại khu
vực để lắp đặt thiết bị GSHT đảm bảo chất lượng.Lê Lan, Hoàn Kiếm, Hà
Nội >> Lê Lan, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ai cũng biết thiết bị giám sát hành trình giúp rất nhiều cho quản lý. Tuy nhiên, phía người đi xe buýt có lợi gì khi Transerco lắp đặt thiết bị này? Tổng công ty Vận tải HN Ông Nguyễn Việt Triều, Phó tổng GĐ Tổng công ty Vận tải Hà Nội Hành khách đi xe buýt được hưởng rất nhiều tiện ích thông qua việc lắp đặt
thiết bị giám sát hành trình. Có thế ví dụ như, qua công tác quản lý, doanh
nghiệp sẽ quản lý điều hành phương tiện chấp hành nghiêm chỉnh lộ trình, thời
gian biểu chạy xe, dừng đỗ đúng quy định cũng như việc cung cấp tiện ích của
lái xe cho hành khách (như có bật điều hòa không...) >> Quang Hùng, Thuận
Thành, Bắc NinhHai năm gần đây, Tổng công ty tích hợp thiết bị giám sát hành trình với hệ thống âm thanh, thông báo cho hành khách nhiều thông tin như điểm sắp tới là điểm nào, lộ trình tuyến, số điện thoại đường dây nóng.... Đặc biệt, TCT đã tích hợp thiết bị giám sát hành trình với hệ thống đèn Led tại các nhà chờ, các bến xe lớn của thành phố, thông tin cho hành khách về cự ly, khoảng cách... Chúng tôi cũng đang thử nghiệm tích hợp thiết bị giám sát hành trình với hệ thống camera lắp đặt trên xe để giám sát thái độ phục của lái xe và nhân viên bán vé với hành khách....Tổng công ty vận tải Hà Nội rất quan tâm đến việc khai thác các tính năng của thiết bị giám sát hành trình nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Tôi sử dụng thiết bị GSHT và thấy rằng thiết bị của chúng ta đang lệ thuộc quá nhiều vào mạng di động. Khi sim trong thiết bị hết tiền đồng nghĩa với ngừng hoạt động. Các nhà khoa học cần nghiên cứu để tìm giải pháp? Công ty Công nghệ số VN Ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư công nghệ số Việt Nam Thiết bị GSHT là một thiết bị rất đặc thù nó phụ thuộc vào 4 thành phần: - Tín hiệu GPS - Tín hiệu GSM (đường truyền các nhà mạng di động) - Thiết bị sản xuất - Người dùng cuối. Hiện nay đa số các nhà cung cấp đều dùng các nhà mạng để truyền tín hiệu từ hộp
đen về sever trung tâm cho nên phải phụ thuộc vào tín hiệu của nhà mạng, gói
cước nhà mạng như gói 3G, các gói này đa số là các gói trả trước và cần duy trì
tiền trong tài khoản hàng tháng. Nếu không duy trì sẽ dẫn dến tình trạng thiết
bị mất tín hiệu do sim hết tiền hoặc bị thu hồi sim.
Giải pháp đưa ra khi sử dụng các thiết bị GSHT thì yêu cầu nhà cung cấp thiết
bị phải đảm bảo trạng thái hoạt động của sim trong thiết bị để tín hiệu hoạt
động liên tục. Bởi vì các nhà cung cấp luôn theo dõi trạng thái của thiết bị
cũng như biết được số tiền còn lại trong sim chứ khách hàng không nên chủ động
trong việc duy trì sim. Những doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT
không đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị xử phạt thế nào? Chúng tôi thấy nếu chỉ
xử phạt hành chính và rút Giấy chứng nhận chất lượng thì quá nhẹ vì nó đã gây
thiệt hại về kinh tế cho DN vận tải? Thanh tra Bộ GTVT Ông Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT Theo quy định từ công văn 5163 của Bộ GTVT, Bộ trưởng đã giao cho thanh tra giao thông phối hợp với các Vụ Vận tải, Vụ KHCN, tiến hành thanh tra việc cung cấp các thiết bị giám sát hành trình cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhiệm vụ cho các Sở GTVT tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không lắp thiết bị GSHT sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Đối với đoàn kiểm tra của Bộ, khi phát hiện các doanh nghiệp được chỉ định thử nghiệm thiết bị GSHT mà có sai phạm thì kiên quyết thu hồi quyết định chỉ định việc thử nghiệm thiết bị GSHT của xe ô tô.Đối với các đơn vị sản xuất và lắp đặt mà lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình nếu có vi phạm thì sẽ thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đã cấp cho đơn vị. Trong quá trình thanh tra, 3 đơn vị thử nghiệm tại Hà Nội, 10 đơn vị sản xuất, lắp đặt thiết bị GSHT ở Hà Nội và 1 đơn vị lắp đặt tại Đà Nẵng, đoàn thanh tra đã đề nghị Bộ GTVT thu hồi quyết định chỉ định thử nghiệm đối với Trung tâm đo lường quân đội và đề nghị thu giấy chứng nhận hợp quy của 4 đơn vị (3 ở Hà Nội) và 1 ở Đà Nẵng. Hiện nay đang ti ếp tục kiểm tra ở TP.HCM. Việc thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đồng nghĩa với việc sản phẩm đó không được tung ra thị trường, đơn vị đó không được tiếp tục sản xuất. Đây là một biện pháp mạnh nhất, mạnh hơn biện pháp xử phạt hành chính nhiều lần. Đối với các nhà cung cấp, cung cấp thiết bị cho các đơn vị vận tải những thiết bị mà không đảm bảo theo quy chuẩn đã được ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đó với nhau thì sẽ bị xử phạt theo hợp đồng kinh tế.Theo thông tin của các đơn vị phản ánh, có những đơn vị đã phải bồi thường lại 200 bộ thiết bị cho đơn vị vận tải vì biết rằng Bộ GTVT đã thu hồi giấy phép hợp quy của đơn vị cung cấp. Như vậy, ngoài việc xử lý thu hồi giấy phép của cơ quan quản lý thì đơn vị làm sai sẽ còn bị xử lý theo vi phạm hợp đồng do các đơn vị tự ký kết với nhau. >> Nguyễn Văn Hưng, Hà Nội Tôi được biết, taxi và xe tải sắp tới có thể
Bộ GTVT sẽ tiến hành lắp thiết bị GSHT, vậy ngoài các tính năng quy định của
nhà nước thì taxi và xe tải có thêm tính năng gì để giúp doanh nghiệp quản lý
hiệu quả hơn? Ông
Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT .>> Phạm Thành, Hà NộiTrước tình trạng vi phạm quy định của các phương tiện vận tải hàng hóa và xe taxi, đặc biệt là tình hình tai nạn giao thông và hiện tượng chạy lòng vòng, tác động vào đồng hồ tình tiền hay "chặt chém" hành khách dư luận xã hội và nhiều cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu phải siết chặt hơn nữa các quy định về điều kiện kinh doanh của loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa và taxi. Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp thu những yêu cầu này và sẽ tổng hợp chung, báo cáo chính phủ sửa đổi nghị định của chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để bổ sung các quy định về điều kiện để phương tiện vận tải hàng hóa và taxi có thể tham gia kinh doanh, bao gồm cả quy định về phải gắn thiết bị giám sát hành trình cho những đối tượng này. Ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh: Ngoài các tính năng quy định theo QCVN31, tôi xin chia sẻ một số tính năng mà công ty Bình Anh đang áp dụng rất thành công -Về taxi: +Quản lý doanh thu: đến từng cuốc khách, từng xe, từng vùng, từng khoảng thời gian... có thể thay thế được nhân lực kiểm tra doanh thu đồng hồ hàng ngày, minh bạch trong tài chính +Quản lý điều xe: điều xe gần nhất để giảm tình trạng nhiều xe cùng đến đón một khách, giảm km di chuyển rỗng vô ích, nâng cao hiệu quả sử dụng xe..., +Chống gian lận: hệ thống hoàn toàn phát hiện được tình trạng rất nóng hiện nay như kích xung, ngắt xung, tắt máy thả trôi xe... để ăn gian km, có công cụ thông minh để chẩn đoán khách ngồi tránh mắt thần +Tìm đồ khách để quên trên xe: phần mềm tìm được đích xác biển số xe mà khách để quên đồ với chỉ một vài thông tin khi khách hàng phản ánh Tính năng về quản lý chuyên biệt cho taxi thì rất nhiều và hiệu chỉnh được theo từng mô hình doanh nghiệp. Hiện tại hầu hết các hãng taxi miền Bắc đã và đang sử dụng giải pháp của chúng tôi bởi công năng của hệ thống cho dù taxi vẫn chưa thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị GSHT. -Về xe tải: Ngoài các tính năng theo QCVN31, thiết bị có thể đo lường được Km chính xác, phát hiện được xe có hàng hay không có hàng, quản lý được mức tiêu hao nhiên liệu thậm chí biết được xe được đổ bao nhiêu lít nhiên liệu và bị hút bao nhiêu lít nhiên liệu. Chúng tôi đang áp dụng rất thành công giải pháp này tại thị trường miền Nam, phát hiện rất nhiều trường hợp lái xe hút hàng vài chục lít nhiên liệu... Được biết, Transerco là những doanh nghiệp kinh doanh buýt đầu tiên triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) toàn mạng buýt của TCT. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm lắp đặt cũng như cơ chế vận hành của hệ thống? Tổng công ty Vận tải HN Ông Nguyễn Việt Triều,
Phó tổng GĐ Tổng công ty Vận tải Hà NộiTheo tôi, thiết bị giám sát hành trình dù có ứng dụng công nghệ tiên tiến đến
mức nào thỉ cũng chỉ là máy móc. Muốn thiết bị này thỏa mãn nhu cầu của doanh
nghiệp đề ra thì tổng công ty đã rút được những kinh nghiệm sau: - Doanh nghiệp phải chủ động, tự giác áp dụng do đòi hỏi của công tác quản trị của mình, không cần chờ thông tư nghị định nào ép buộc. Bản thân Transerco nhận thức được điều này nên đã chủ động lắp đặt từ rất sớm. - Ngoài ra, doanh nghiệp cần đầu tư đồng bộ, xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện.
Transerco ngoài việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình còn đầu tư một trung
tâm Điều hành buýt hiện đại. Trung tâm này có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ hoạt
động vận tải toàn mạng buýt của Tổng công ty. >> Dương Thu Phương, Nhân Mỹ - Hà Nội Thiết bị GSHT chủ yếu lắp ráp từ phụ kiện
Trung Quốc nên chất lượng không cao, nhanh hỏng. Thực tế có phải như vậy không,
mong được cơ quan quản lý và DN sản xuất thiết bị GSHT giải thích rõ? Ông Đào Thanh Anh,
Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh Thực tế không phải tất cả linh kiện Trung Quốc là kém chất lượng vì cũng có nhiều nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc sử dụng nhân công Trung Quốc nhưng công nghệ của các nước như Mỹ, Châu Âu. Tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm thiết kế của cty Bình Anh: hầu hết các linh kiện quan trọng đều có xuất xứ từ Mỹ, Châu Âu; kinh nghiệm và sự khắc khe lựa chọn linh kiện; kỹ năng thiết kế sản phẩm là những yếu tố quan trọng. Các sản phẩm thiết kế phải có thời gian thử nghiệm đánh giá chất lượng nghiêm ngặt rồi mới tung ra thị trường. Nhiều nhà cung cấp chưa chú trọng vấn đề này đã tung ra thị trường hàng loạt vì lợi trước mắt. Sản phẩm của chúng tôi được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng ngay từ khâu đầu vào,vì vậy khi những sản phẩm này được cung cấp ra thị trường đều đáp ứng ngay được nhu cầu của người sử dụng. Bằng chứng là những sản phẩm của chúng tôi sản xuất từ năm 2007 mà đến nay vẫn hoạt động ổn định. Ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Công nghệ số Việt Nam: Một thiết bị GSHT khi được cấp phép đạt chuẩn phải trải qua các công đoạn kiểm tra khắt khe của 2 bộ (Bộ GTVT và Bộ Thông tin - Truyền Thông) với hàng chục kết quả đo và 100% đều phải đạt. Khi đạt kết quả mới được cấp Giấy chứng nhận hợp chuẩn trong hồ sơ phải ghi rõ xuất xứ các linh kiện nhập khẩu và các hóa đơn chứng từ nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay theo dư luận có 1 số DN sản xuất thiết bị GSHT vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà cố tình thay đổi thiết kế và thay thế cái linh kiện trả tiền so với lúc đi đăng kiểm để bán cho khách hàng dẫn đến tình trạng hoạt động được một thời gian thì mất tín hiệu.Đối với công ty chúng tôi, như đã nói ở trên tất cả các sản phẩm đều được thuê 2 máy công nghiệp và luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm xuất xưởng đúng so với thiết kế ban đầu khi đi đo kiểm, các sản phẩm đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đến tay khách hàng. Sản phẩm của công ty chúng tôi có tuổi thọ trung bình cao và chạy ổn định. Qua đây chúng tôi cũng kiến nghị lên Thanh tra Bộ phải kiểm tra định kì các DN sản xuất thiết bị GSHT, giám sát chặt chẽ các khâu sản xuất cũng như linh kiện của sản phẩm để loại bỏ các DN làm ăn không nghiêm chỉnh. >> Xe khách hòa bình, hòa bình Tôi thấy có những chủ xe lắp tbgsht 2 năm mà cũng chưa bao giờ biết vào mạng kiểm tra. Chỉ thấy họ kêu tự nhiên mất thêm tiền, chỉ bị hỏi khi đi xin phù hiệu, sổ nhật trình. Còn họ có chạy quá tốc độ, dừng đỗ sai cũng không ai để ý. Phải chăng là do cách quản lý hoặc không ai quản lý. Vụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng,
Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Từ ngày 01/07/2013 các lực lượng chức năng sẽ bắt đầu tiến hành xử phạt đối với
những lái xe điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải hành khách trên tuyến cố
định, xe buýt, chở khách hợp đồng, chở khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng
công-ten-nơ không gắn thiết bị giám sát hành trình hoặc gắn thiết bị giám sát
hành trình không hoạt động hoặc hoạt động không đúng quy định. Đề nghị anh/chị
thông báo giúp cho những chủ phương tiện này để họ có thể nhanh chóng khắc
phục, tránh bị xử phạt. >> Trần Văn Phong, Hà Tĩnh Thực tế cho thấy, hiện nay mỗi doanh nghiệp sử dụng một phần mềm quản lý thiết bị GSHT khác nhau, khiến việc kết nối và xử lý thông tin không thống nhất. Vậy việc khắc phục vấn đề này thế nào? Vụ KHCN Ông Nguyễn Văn Ích, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT Thiết bị GSHT là một thiết bị ứng dụng công nghệ GPS phục vụ cho công tác quản lý ATGT. Vì đây là thiết bị áp dụng công nghệ mới nên ngay từ đầu Bộ GTVT đã có định hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tự nghiên cứu sản xuất lắp ráp thiết bị này để lắp đặt trên các phương tiện quy định tại Nghị định 91. Lộ trình áp dụng công nghệ mới này
vào quản lý thiết bị GSHT được dự kiến theo 2 giai đoạn. Trước tiên là để
các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất, lắp ráp được các thiết bị GSHT phù hợp
quy chuẩn QCVN 31 trên các phương tiện vận tải theo quy định. Đến nay, việc này được Bộ GTVT chỉ
đạo triển khai lắp đặt trên hầu hết các phương tiện vận tải theo quy định. Hiện
nay, Bộ GTVT đang tiếp tục chỉ đạo việc khai thác sử dụng có hiệu quả các thông
tin được cung cấp từ các thiết bị GSHT đã lắp đặt trên các xe. Để làm việc này,
Bộ GTVT đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định về cung cấp, quản lý và sử
dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và đang lấy ý kiến
đóng góp để hoàn thiện Thông tư trong thời gian sớm nhất. >> Lê Ngọc Tiến, Quảng Trị Đã có hay chưa? phương án xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách nếu phát hiện vi phạm từ thiết Bị GSHT. Cơ quan nào đứng ra xử lý vi này ? Vụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Tại Khoản 10, Điều 1 Nghị định 93/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Kinh doanh và Điều kiện Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã quy định việc thu hồi và tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh khi vi phạm về hành trình, về tốc độ, thời gian điều khiển phương tiện liên tục của người lái xe,... Bên cạnh đó, tại nghị định 71/2012/NĐ-CP cũng đã quy định về xử phạt đối với lái xe khi điều khiển phương tiện không gắn thiết bị GSHT hoặc gắn thiết bị GSHT đúng quy định. >> Hoàng Văn Trường, Văn Yên, Yên Bái Những doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT
không đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị xử phạt thế nào? Chúng tôi thấy nếu chỉ
xử phạt hành chính và rút Giấy chứng nhận chất lượng thì quá nhẹ vì nó đã gây
thiệt hại về kinh tế cho DN vận tải? >> Dương Thu Phương, Nhân
Mỹ - Hà NộiVụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Bên cạnh những xử lý về mặt hành chính của nhà nước đến các đơn vị cung cấp thiết bị GSHT không đúng quy định thì các đơn vị này còn phải chịu các trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng cung cấp thiết bị GSHT với đơn vị kinh doanh vận tải. >> Minh Thành, Quảng Ngãi Thiết bị GSHT có tác dụng gì đối với doanh nghiệp và hành khách. Hiệp hội Vận tải VN Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VNThiết bị GSHT có tác dụng trực tiếp cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Dựa trên thiết bị GSHT, chủ doanh nghiệp có thể biết được xe của doanh nghiệp chạy có đúng hành trình, đúng quy định, thời gian hoạt động của lái xe.... và từ đó có biện pháp để xử lý. Còn đối với hành khách có tác dụng gián tiếp, trước hết giúp họ yên tâm là xe đã được sự giám sát quản lý trong suốt quá trình hoạt động. Tôi thấy, thiết bị GSHT có loại 3 triệu, loại 5 triệu loại 10 triệu cũng có. Tại sao chỉ với 6 tiêu chí mà có nhiều giá như vậy. Tôi nên mua loại nào là hợp lý? Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh Ông Đào Thanh Anh, Giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghệ điện tử Bình Anh Các thiết bị giá khác nhau vì ngoài 6 tiêu chí, nếu doanh nghiệp vận tải yêu
cầu thêm các tính năng khác phục vụ kinh doanh hiệu quả như: camera, cảm biến
nhiên liệu.. nên phải mua thêm các phụ kiện, bởi vậy giá thiết bị sẽ tăng lên.
Ngoài ra còn phụ thuộc các yêu tố khác như chất lượng thiết bị, chiến lược kinh
doanh... nên cũng ảnh hưởng đến giá bán. Bạn không nên căn cứ nhiều vào giá cả mà nên căn cứ vào uy tín của doanh nghiệp
cung cấp thiết bị. Chúc bạn lựa chọn được nhà cung cấp chất lượng >> Nguyễn Thu Hà, Hà Nội Hiện tại nhà nước ta đã có phương án nào cho hệ thống quản lý TBGSHT theo một thể thống nhất, chứ bây giờ có nhiều nhà cung cấp mỗi nhà cung cấp lại có một phần mềm quản lý khác nhau như vậy biết làm sao, ai bắt lỗi vi phạm mà kéo giảm TNGT được, hiện tại đơn vị nào là đơn vị mà BGTVT có thể tin tưởng để khuyến cáo DN kết hợp với đơn vị cung cấp đó. Vụ Vận tải Ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Tại đề án đổi mới toàn diện vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tai nạn giao thông đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định 860/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 04 năm 2013 đã yêu cầu Tổng Cục đường bộ Việt nam lập dự án thành lập Trung tâm Quản lý thông tin Vận tải đường bộ Việt Nam để tích hợp toàn bộ những thông tin bắt buộc từ thiết bị GSHT về trung tâm và phân cấp để các Sở GTVT có thể quản lý những phương tiện do Sở quản lý. Trong tháng 6, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan của bộ thực hiện thí điểm tích hợp dữ liệu từ thiết bị GSHT về tại Tổng Cục Đường Bộ, Trung tâm công nghệ thông tin Bộ GTVT và Văn phỏng UBATGT để kiểm chứng năng lực công nghê, và thí điểm phân tích dữ liệu và công bố những vi phạm của lái xe và doanh nghiệp. Hy vọng là đến 01/07/2013 cả 3 đơn vị thí điểm đều sẵn sàng để thực hiện yêu cầu về tích hơp, phân tích và công bố kết quả. >> Minh Tân, Hà Nội Tại sao một số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho thiết bị GSHT nhưng thực tế đã cắt xén nhiều tính năng theo quy định? Vụ KHCN Ông Nguyễn Văn Ích,
Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ GTVT Việc chứng nhận hợp quy thiết bị GSHT được thực hiện theo các quy định của Luật chất lượng sản phẩm và hàng hóa và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết một số điều chất lượng sản phẩm hàng hóa. Bộ GTVT chỉ cấp giấy chứng nhận hợp quy cho các kiểu loại thiết bị GSHT sau khi đáp ứng 2 điiều kiện sau đây: +Thiết bị GSHT phải được có giấy chứng nhận/công bố phù hợp theo các quy định có kiên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với thiết bị thông tin đầu, cuối GSM. + Các thiết bị GSHT phải có kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu quy định tại QCVN 31 của các đơn vị thử nghiệm được Bộ GTVT chỉ định.Sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT có trách nhiệm cung ứng lắp đặt thiết bị này theo đúng yêu cầu chất lượng đã được đăng ký.Trường hợp các doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm không đáp ứng chất lượng yêu cầu thì sẽ bị xử lý theo các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hiện nay, Bộ GTVT đang tiến hành thanh tra và xử lý các vi phạm này để đảm bảo các thiết bị GSHT được lắp đặt theo đúng quy định. >> Nguyễn Thu Hương, Hà Nội Chúng tôi đã sử dụng thiết bị GPS cho xe gia đình, thực tế cho thấy công tác quản lý rất tốt. Tuy nhiên thiết bị thường xuyên bị treo hoặc do lỗi sim của Viettel, Bộ GTVT có biết việc này không, cách khắc phục việc này như thế nào bởi doanh nghiệp cũng trả lời không biết? Thanh tra Bộ GTVT Ông
Thạch Như Sĩ, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT
Trong 2 ngày 5 và 6/7/2013, đoàn thanh tra làm việc tại Đà Nẵng đã kiểm tra Công ty cổ phần công nghệ thông tin CSSE đã được Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận hợp quy do sản phẩm thiết bị GSHT nhãn hiệu CSSE Trạker, kiểu CS01, công ty có nhiều tồn tại sau: Không có cơ sở, thiết bị, nhân lực phục vụ việc sản xuất, lắp ráp và kiểm soát chất lượng. Phần cứng của thiết bị mà công ty đi mua nguyên bộ của công ty khác thiếu bộ phận đọc thẻ so với mẫu thử nghiệm, thiết bị không trích xuất được các thông tin về thời gian lái xe liên tục của lái xe, không lưu trữ được thông tin trong vòng 1 năm. Nội dung các lệnh in chưa thống nhất theo yêu cầu của Bộ GTVT, đoàn thanh tra đã chính thức ra văn bản kiến nghị Bộ GTVT thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm này.Hiện nay đoàn thanh tra đang tiếp tục thanh tra các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thiết bị GSHT có trụ sở tại TP.HCM và Đồng Nai đến hết ngày 29/6/2013. Theo Nghị định 91 của Chính phủ, và Thông tư 14 của Bộ GTVT, 4 chủng loại phương tiện được quy định phải lắp thiết bị GSHT và Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm xin phép Bộ GTVT. Bao gồm các loại phương tiện sau: Xe buýt; Xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định; Xe hợp đồng; Xe container. Những phương tiện này khi lắp đặt, các thiết bị được Bộ GTVT yêu cầu đi thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn. Còn các thiết bị do các cá nhân không thuộc các đối tượng trên tự ký kết với các nhà cung cấp để lắp đặt nằm ngoài đối tượng điều chỉnh của Bộ GTVT. Việc gia đình lắp thiết bị GSHT với doanh nghiệp cung cấp nào thì trực tiếp làm theo các yêu cầu của hợp đồng đã ký kết. |